Tên tuổi ông gắn với nhiều thể loại sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước và cả tranh khắc gỗ đen trắng - một chất liệu rất phổ biến vào những năm 1960-1970. Các sáng tác nổi bật ở chất Á Đông đậm nét và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua nhiều giai đoạn mang tính bước ngoặt, góp phần ca ngợi tinh thần, vẻ đẹp con người, quê hương... Dù đã rời xa cõi tạm, dấu ấn sáng tác của ông vẫn lặng lẽ lan tỏa trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Trong lần triển lãm này, gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường đã chọn lọc giới thiệu tới công chúng 75 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ, được tuyển chọn từ gần 200 bức tranh đã được gia đình sưu tầm và lưu trữ.
Chia sẻ về cơ duyên có được bộ tranh quý giá, nhà sưu tập Trần Cường cho biết, những năm 2012 - 2013, nhờ một họa sĩ hàng xóm của Nguyễn Ngọc Thọ, bố con anh đã có sự kết nối, tâm tình và thường xuyên qua nhà họa sĩ ngắm tranh. Đều là những gia đình có truyền thống, yêu văn hóa nghệ thuật nên mối quan hệ dần trở nên gắn bó.
"Thời điểm đó, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ tuổi cao sức yếu, phải điều trị trong bệnh viện. Chiêm ngưỡng, xúc động trước tác phẩm, đồng thời hiểu rõ họa sĩ điều trị rất tốn kém, chúng tôi đã nhận sự chuyển nhượng từ gia đình họa sĩ. Bộ sưu tập đồ sộ hôm nay được tích lũy trong suốt quá trình dài, khoảng 5 năm. Có thể khẳng định, đây là một bộ tranh khá đầy đủ, khẳng định rõ nét chân dung, cống hiến của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bằng mọi chất liệu, nhiều kích thước, qua nhiều giai đoạn gắn với sự thay đổi của đời sống, lịch sử, văn hóa của nước nhà", nhà sưu tập Trần Cường cho biết.
Nhận xét về những tác phẩm khoả thân của cố họa sĩ, nhà sưu tập Trần Cường khẳng định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".
Tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Lê Huy Tiếp - học trò của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng dành cho cố họa sĩ. Nói về người thầy của mình, họa sĩ Lê Huy Tiếp gói gọn trong 3 từ "lãng tử, đam mê, sáng tạo".
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 2/1/2024.
Một vài tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (3/3/1925 - 9/3/2016) sống tại Hà Nội. Ông từng là giảng viên dạy trang trí và hình họa khoa Cơ bản, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).
Ông từng nhận: Bằng chứng nhận EMRENDIPLOM - Cục Triển lãm Mỹ thuật thủ công Mỹ nghệ Quốc tế tại Đức; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng 35 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Đức; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm đoạt Giải thưởng mỹ thuật: Sinh viên tập quân sựchất liệu sơn mài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lưu giữ; Ngựachất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;Cơn lốc chất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng châu Á và Thái Bình Dương Vacsava; Người con gái Việt Namchất liệu sơn mài, giải Nhất triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1989...
" alt=""/>Ngắm tranh nude của cố hoạ sĩ Nguyễn Ngọc ThọMở màn chương trình, cô hátNơi mình dừng chânvới thông điệp: Hạ Long chính là nơi dừng chân để lắng đọng tâm hồn bằng âm nhạc. Nữ ca sĩ bất ngờ bày tỏ có chút tổn thương bởi hoàng hôn không xuất hiện như dự định mà thay vào đó, trời tối từ 4h chiều.
Mỹ Tâm tiếp tục ngân vang những giai điệu làm nên tên tuổi suốt nhiều năm qua với bản phối mới: Đừng hỏi em vì sao, Nếu anh đi, Anh đợi em được không, Muộn màng là từ lúc.
Một số ca khúc khoảng 10 năm rồi chưa hát cũng được cô thể hiện lại trong đêm nhạc như: Chia tay, Giấc mơ mùa hè. Khi hát đến ca khúc thứ 8 - Chuyện như chưa bắt đầu, Mỹ Tâm mới tuyên bố bắt đầu chương trình với hàm ý: phần vừa rồi chỉ là dạo đầu.
Nữ ca sĩ thay váy đuôi cá lấy cảm hứng từ hoa mẫu đơn, đứng dưới ánh trăng xanh hát Ước gì. Chất giọng dày, ấm áp của giọng ca gốc Đà Nẵng khiến khán giả vỡ oà khi chinh phục những nốt cao, luyến láy mới cho bài hát quen thuộc.
Mỹ Tâm nhắc đến chuyện lấy chồng, rằng nếu đội thêm khăn voan thì xin mời chú rể lên sân khấu. “Ba mẹ cũng mong lắm rồi”, cô nói và chỉ tay về hướng ba mẹ ngồi xem.
Sau đó, Mỹ Tâm hát 2 ca khúc của Khắc Hưng: Đúng cũng thành sai, Tay vớt ánh trăng. Cô tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với chất giọng miền Nam qua giai điệuRu lại câu hò. Cô còn kết hợp thổi sáo, bật mí đã giấu ban nhạc, tự tập luyện để làm mọi người bất ngờ.
![]() | ![]() |
Mỹ Tâm hát “Ru lại câu hò”:
Sau khi trình bày Hẹn ước từ hư vô- ca khúc từng làm mưa làm gió sau My Soul 1981mùa 1, giọng ca 42 tuổi giới thiệu Phan Mạnh Quỳnh lên sân khấu. Hai ca sĩ song ca Nhạt, Sự thật ta yêu nhau. Phan Mạnh Quỳnh cho biết rất vui vì mỗi năm đều được Mỹ Tâm mời hát 1 lần.
Giọng ca “Vợ người ta” làm chủ sân khấu với chất giọng trầm ấm qua bài hát Huyền thoại. Định lui vào cánh gà nhưng do khán giả mong muốn, anh hát thêm một đoạn ca khúc Có chàng trai viết lên cây.
Sang phần tiếp theo, Mỹ Tâm làm mới bầu không khí liveshow với những giai điệu và vũ đạo sôi động, thời trang gợi cảm. Cô bước lên ngọn hải đăng, khoe chất giọng nội lực qua The light,kết hợp pháo hoa khiến sân khấu bùng cháy.
Trở lại sân khấu, Mỹ Tâm song ca cùng Khắc Hưng bài Shallow (Lady Gaga). Và khi trầm xuống với Vô cùng, nữ ca sĩ vừa hát vừa khóc vì xúc động bởi tình cảm của mọi người.
Mỹ Tâm vừa khóc vừa hát 'Vô cùng':
Khi xuống giao lưu với khán giả, Mỹ Tâm trò chuyện cùng nhạc sĩ Lê Quang - người đã phối hàng trăm bài hát cho cô biểu diễn. Nhạc sĩ chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi làm khán giả xem Tâm hát trọn vẹn. Con đường Mỹ Tâm đi để lại cho chúng ta sự ngưỡng mộ”.
Sự bất ngờ lớn nhất của liveshow có lẽ là khi rapper Binz xuất hiện với vai trò nghệ sĩ khách mời bởi Mỹ Tâm không hé lộ bất cứ thông tin nào. Binz cho biết Mỹ Tâm là thần tượng lớn của anh, vinh dự vì đứng chung sân khấu với đàn chị. Cả hai song ca Hit me up- ca khúc “làm mưa làm gió” cộng đồng mạng thời gian qua. Mỹ Tâm còn trổ tài nhảy múa cùng vũ công Quang Đăng để phụ hoạ cho Binz.
Mỹ Tâm và Binz trong màn diễn ngẫu hứng:
Trong màn biểu diễn ngẫu hứng, Mỹ Tâm khoe vũ đạo nóng bỏng trước nam rapper. Cô hài hước trêu: “Hãy tưởng tượng chị là Châu Bùi” khiến anh ngại ngùng quên lời hát. Mỹ Tâm cho biết, Binz không chỉ dễ mắc cỡ những lúc thế này mà cả khi nói chuyện điện thoại. Cả hai cùng rap một đoạn ngắn “Bigcityboy”.
Ở phần cuối, Mỹ Tâm trở về với những thanh âm đầy suy tư, lắng đọng: Đâu chỉ riêng em, Như một giấc mơ rồi lại thổi nhiệt thêm cho khán giả khi hátVì em quá yêu anhvà cuối cùng là Người hãy quên em đi. Bài hát kết thúc như một nốt bổng giữa một bản nhạc đầy đủ cung bậc, như lời tri ân của giọng ca gốc Đà Nẵng dành cho công chúng. Tại My Soul 1981mùa 1, cô cũng lựa chọn khép lại liveshow bằng ca khúc này.
Ảnh: Trang Nguyễn
Video: Đức Thắng
"Chương trình Điều còn mãi kéo dài đến 10 năm và đã để lại nhiều ấn tượng, mọi ngươi rất háo hức đến dịp lễ để được nghe. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tất cả mọi thứ đảo lộn. Năm nay, cuộc sống trở lại tương đối bình thường nên chắc chắn Điều còn mãisẽ được đón nhận và mọi người tham gia đều trong tâm thế háo hức, hứng khởi.
Tuy nhiên, điều đó cũng chính là một chút áp lực với ban tổ chức. Qua 2 năm dịch bệnh, chúng tôi phải chọn chủ đề sao cho phù hợp với thời điểm này. Chúng ta nên nhấn mạnh điều gì khi vừa chiến thắng dịch bệnh? Đó cũng là một câu hỏi với ban tổ chức".
Chủ đề của Điều còn mãi năm nay là "Khát vọng Việt Nam", vẫn cho thấy một đất nước bình yên, tươi đẹp về cả cảnh sắc lẫn con người. Bên cạnh đó, chủ đề năm nay cũng cho thấy một Việt Nam vươn lên với khát vọng sống mãnh liệt khi trải qua thời kỳ dịch bệnh căng thẳng.
Theo ông Trịnh Tùng Linh, chủ đề của Điều còn mãixuyên suốt những năm qua là tình yêu quê hương đất nước. Năm nay cũng vẫn vậy nhưng sẽ có một chút thay đổi so với các năm trước đó. Đó là chương trình năm nay sẽ nhấn mạnh hơn về việc tôn vinh đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, chương trình sẽ được lồng ghép hợp lý và uyển chuyển.
"Tôi tham gia trong ban cố vấn và sản xuất. Lúc nào tôi cũng hy vọng chương trình tốt và mới mẻ hơn. Để làm tốt về mặt truyền tải nội dung, biểu diễn thành công dễ hơn mặt làm mới.
Trong chương trình vẫn xen kẽ những ca khúc cũ và mới. Chủ trương của chúng tôi hàng năm là vẫn đưa những ca sĩ trẻ, những ca khúc mới vào nhưng không quá nhiều và không làm xáo trộn tiêu chí của chương trình. Yếu tố mới năm nay là ca sĩ trẻ Mỹ Anh và một số ca khúc mới sáng tác gần đây của những nghệ sĩ trẻ. Đó là điểm mới và cũng là một thách thức của chương trình năm nay", ông Trịnh Tùng Linh cho biết thêm.
Nói về sự xuất hiện của nhân tố trẻ Mỹ Anh trong một chương trình âm nhạc mang tính hàn lâm, ông Trịnh Tùng Linh cũng chia sẻ, đó là một cơ hội với cả ca sĩ trẻ và phía dàn nhạc.
"Thật ra khi một nghệ sĩ có tài vào môi trường nào họ cũng phát huy được, không cứ là làm với dàn nhạc giao hưởng hay ban nhạc nhẹ. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để dàn nhạc và các ca sĩ trẻ có thể kết hợp với nhau. Tôi hy vọng, cả hai phía sẽ có sự kết hợp nhuần nhuyễn, mang lại hiệu ứng tốt trước khán giả", Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam bày tỏ.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi cũng chính là người đã đồng hành cùng ông Trịnh Tùng Linh và chương trình Điều còn mãi trong nhiều năm qua. Ông Tùng Linh cũng bày tỏ sự tin tưởng vào nhạc trưởng Lê Phi Phi. "Tôi rất tin tưởng vào anh ấy kể cả về chuyên môn, trình độ. Anh ấy cũng có những nhìn nhận, tư vấn rất tốt cho ban tổ chức", ông Trịnh Tùng Linh nói.
Điều còn mãi 2022 có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Đào Tố Loan, Mỹ Anh... hứa hẹn sẽ mang lại cho khán giả buổi biểu diễn ấn tượng, khó quên. Chương trình chính thức diễn ra vào 14 giờ ngày 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV1.